• Hội thảo "Tối ưu hóa quy trình xử trí đột quỵ cấp"
  • Thời gian đăng: 27/03/2024 10:28:34 AM
  • Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam, cứ mỗi 30 phút có 01 bệnh nhân đột quỵ. Bệnh nhân bị đột quỵ có thể được cứu sống hoặc không bị tàn phế hay để lại di chứng nếu được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

    Được sự quan tâm của Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, ngày 24/3/2024, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên đã tổ chức hội thảo "Tối ưu hóa quy trình xử trí đột quỵ cấp” nhằm cập nhật nâng cao năng lực của cán bộ y tế trong công tác cấp cứu, xử trí bệnh nhân đột quỵ để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

    Tham dự chương trình có PGS.TS. Mai Duy Tôn Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Bộ môn Đột Quỵ và bệnh lý mạch máu não - Đại học Y Dược - Đại Học Quốc Gia Hà Nội cùng các đồng chí là giảng viên của Bệnh viện Bạch Mai và Chương trình chăm sóc Đột Quỵ Angels;

    000.JPG

    Cùng tham dự hội thảo có Ths.BsCKII. Vũ Văn Hải – Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên và 105 cán bộ y tế đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện 7/5, Trung tâm Y tế thành phố, Trung tâm Y tế Huyện Điện Biên

    11111111111111.JPG

    Hội thảo đang mang đến cho các cán bộ, nhân viên y tế đã được các đồng chí giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật những kiến thức mới nhất và hướng dẫn nhận diện sớm bệnh nhân đột quỵ; vai trò của cấp cứu trước viện; vai trò của cán bộ điều dưỡng trong cấp cứu đột quỵ và chương trình Angels (Acute Network Striving for Excellent in Stroke – tạm dịch là Mạng lưới cấp cứu phấn đấu thực hành tốt trong cấp cứu đột quỵ), các công cụ tối ưu hoá quy trình tại Việt Nam của chương trình Angels đã đồng hành cùng hơn 100 bệnh viện trên cả nước trong việc rút ngắn thời gian điều trị thông qua việc cung cấp các công cụ như túi cấp cứu, các bảng kiểm, khóa huấn luyện và diễn tập quy trình để ngày càng nâng cao chất lượng trong điều trị đột quỵ.

    z5285219657499_f9e7774f40a3267f86daefb6887fdb8b.jpg

    Qua hội thảo, các giảng viên đã củng cố thêm kiến thức giúp cho các cơ sở y tế có thêm kinh nghiệm trong thực hiện đúng quy trình cấp cứu và điều trị đột quỵ; luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận, xử trí cấp cứu và điều trị Đột quỵ, đồng thời vận chuyển an toàn bệnh nhân đột quỵ nặng tới các trung tâm đột quỵ phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các bệnh viện nhằm điều trị, góp phần mang đến cơ hội sống và phục hồi cho các bệnh nhân đột qu

  • Tác giả: Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
  • Telemedicine (Hội chẩn từ xã) với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức mổ cấp cứu tại Bệnh viện ĐK tỉnh Điện Biên